Khám phá bảng chữ cái Tiếng Nhật
Mục lục bài viết
Hệ thống các bảng chữ cái trong tiếng Nhật được xem là nền tảng, yếu tố cơ bản để quyết định việc bạn có học được tiếng Nhật hay không. Cũng giống như các ngôn ngữ khác, nếu không nắm vững bảng chữ cái, bạn sẽ rất khó, thậm chí là không thể viết và đọc được ngôn ngữ một cách thành thạo.
Tổng quan về bảng chữ cái tiếng Nhật
Mỗi một ngôn ngữ đều có một bảng chữ cái chữ cái riêng. Tuy nhiên, tiếng Nhật sẽ đặc biệt hơn khi có tới 3 bảng chữ cái chính thức khác nhau là Hiragana, Katakana, Kanji. Ngoài ra tiếng Nhật còn có bảng chữ Romaji để hỗ trợ người nước ngoài chưa biết về tiếng Nhật có thể đọc được tiếng Nhật. Hiragana, Katakana là 2 bảng chữ cái cơ bản và thường được sử dụng từ cuộc sống cho đến các bảng tin. Còn Kanji là bảng chữ cái thông dụng được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Nhật.
Tổng quan về bảng chữ cái trong tiếng Nhật
Nếu mới bắt đầu làm quen và học từ vựng tiếng Nhật, các bé cần nắm vững cả 2 bảng chữ cái cốt lõi của tiếng Nhật là Hiragana và Katakana. Sau khi nắm vững 2 bảng này, bé có thể tiếp tục mở rộng kiến thức bằng cách học thêm bảng chữ kanji.
Bảng chữ cái Hiragana
Bảng chữ cái Hiragana còn được coi là bảng chữ cái tiếng Nhật quan trọng nhất. Đây là bảng chữ viết mềm và là một dạng văn truyền thống của Nhật Bản. Hiragana cũng được xem là bảng chữ cái lâu đời nhất của đất nước Nhật Bản. Hiragana được phát triển từ Manyogana, một loại chữ được phát triển dựa trên toàn bộ các ký tự viết theo phong cách thư pháp Trung Quốc để biểu diễn cách phát âm của người Nhật. Bảng chữ Hiragana được xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ chín, ban đầu là một hình thức chữ viết đơn giản được sử dụng cho việc trao đổi thông tin thông thường giữa người dân Nhật Bản. Hiragana được chia thành 2 thành phần cơ bản là nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
Bảng chữ cái Hiragana trong tiếng Nhật gồm 46 chữ cái cơ bản
Trong tiếng Nhật, bảng chữ cái Hiragana gồm 46 chữ cái chính, ngoài ra còn có thêm 25 âm đục và 36 âm ghép. Mỗi một chữ cái trong bảng chữ cái Hiragana đều được phát âm khác nhau. Mỗi chữ Hiragana sẽ có một bản sao của Katakana và ngược lại. Điều này có nghĩa là Hiragana có 46 ký tự trong bảng chữ cái thì Katakana cũng vậy. Thông thường, bảng chữ cái Hiragana sẽ đi chung với bảng chữ Kanji. Thông qua việc thêm các chữ Hiragana vào sau Kanji, nghĩa của các từ Kanji có thể thay đổi.
Bảng chữ cái Katakana
Bảng chữ cái Katakana còn được biết đến là bảng chữ cứng trong tiếng Nhật. Trong tiếng Nhật Katakana có nghĩa là “kana chắp vá”, nói cách khác đây là bảng chữ cái được tạo thành từ nhiều thành phần phức tạp của bảng chữ Kanji. Bảng chữ Katakana cũng có nguồn gốc từ Manyogana cùng thời với Hiragana, tuy nhiên Katakana được bắt nguồn từ một phần của Manyogana.
Bảng chữ Katakana trong tiếng Nhật
Bảng chữ cái Katakana được tạo nên từ những chữ có nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc. Cũng giống như bảng chữ cái Hiragana, bảng chữ Katakana cũng là bảng chữ cái quan trọng của người Nhật.
Về cơ bản, Bảng chữ Katakana bao gồm 46 âm cơ bản được chia làm 5 cột, tương ứng với 5 nguyên âm. Đồng thời, Katakana còn có các dạng biến thể như âm đục, âm ghép, âm ngắt và trường âm tương tự như bảng chữ Hiragana.
Bảng chữ cái Kanji
Bảng chữ cái Kanji hay còn được gọi là chữ Hán trong tiếng Nhật, là những chữ Hán cổ được sử dụng để viết tiếng Nhật.
Những Hán tự cơ bản trong tiếng Nhật
Trên thực tế, bảng chữ cái Kanji bao gồm hệ thống chữ tượng hình, một phần là vay mượn từ chữ Hán trong tiếng Trung phồn thể và một phần do chính người Nhật tạo ra. Do đó, không thể nói rằng bảng chữ Kanji là bảng chữ vay mượn hoàn toàn từ tiếng Trung.
Để có thể học tốt bảng chữ cái Kanji, bé cần phải kết hợp cả 3 phương pháp là luyện chữ viết, sự liên tưởng mặt chữ và học cách đọc. Tuy nhiên, với đặc thù của Kanji gồm rất nhiều nét nên giai đoạn đầu các bé sẽ cảm thấy rất khó khăn. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tập cho bé tính kiên trì, ôn luyện Kanji thường xuyên.
Bảng chữ cái Romaji
Bảng chữ cái Romaji là bảng chữ cái sử dụng hệ thống chữ Latinh để phiên âm các chữ cái trong tiếng Nhật. Có thể nói đây là bảng chữ cái đơn giản và hiện đại nhất trong các bảng chữ cái tiếng Nhật. Chính vì vậy, Romaji được đánh giá bảng chữ cái tiếng Nhật phù hợp nhất cho những người nước ngoài khi mới bắt đầu học tiếng Nhật.
Phần chữ Latinh phía trên được gọi là chữ Romaji
Khi học bằng bảng chữ cái Romaji, những người nước ngoài không cần phải biết tiếng Nhật nhưng vẫn có thể giao tiếp, nói tên người hoặc vật. Tuy nhiên để có thể theo đuổi con đường học tiếng Nhật lâu dài thì các bé nên học các bảng chữ cái khác trong tiếng Nhật bởi bảng chữ Romaji chỉ là một bảng chữ cái phụ để giúp người nước ngoài làm quen với tiếng Nhật mà thôi.
Có thể thấy rằng, việc lựa chọn học thêm một ngôn ngữ khác cho các bé là điều không hề dễ dàng. Và tiếng Nhật lại còn được xếp trong danh sách những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh hãy động viên và tạo điều kiện nhiều nhất có thể để bé được học tiếng Nhật trong môi trường tốt nhất. Bởi nếu bé học tốt tiếng Nhật thì bé sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây phần nào giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quan về bảng chữ cái tiếng Nhật cho người mới học. Hãy đồng hành cùng Phuong Nam Education để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về tiếng Nhật cũng như đất nước Nhật Bản nhé.
Tags: Bảng chữ cái tiếng Nhật, bảng chữ cái Hiragana, bảng chữ cái Katakana, bảng chữ cái Kanji, bảng chữ cái Romaji, trẻ học tiếng Nhật, tiếng Nhật thiếu nhi, du học Nhật Bản