Tất tần tật về chữ Hán trong tiếng Nhật

Mục lục bài viết

    Vốn tiếng Nhật cổ đại không có chữ viết, vì vậy khi chữ Hán được du nhập vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ V, VI sau Công nguyên, đã được người Nhật dùng làm ngôn ngữ của mình. Với việc tiếp tục phát triển chữ Hán trong tiếng Nhật cùng với hai bảng chữ cái là Katakana và Hiragana, người Nhật Bản đã tạo ra cho riêng mình ba bảng chữ cái và đang được sử dụng trong chữ viết tiếng Nhật ngày nay.

    Khái quát về chữ Hán trong tiếng Nhật

    Chữ Hán trong tiếng Nhật - Kanji (漢字 - かんじ) là loại chữ tượng hình có nguồn gốc mượn từ chữ Hán của Trung Quốc và cũng có một số từ do chính người Nhật sáng tạo ra, được sử dụng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện đại cùng với chữ mềm Hiragana và chữ cứng Katakana. Bảng chữ cái Hiragana hoặc Katakana không biểu thị nghĩa mà chỉ biểu thị âm đọc, còn chữ Kanji biểu thị nghĩa. Kanji được sử dụng để viết danh từ, tính từ, trạng từ và động từ. Một ký tự Kanji có thể có nhiều nghĩa, tùy thuộc vào cách nó được phát âm và ngữ cảnh mà nó được sử dụng.

    Bước đầu chinh phục tiếng Nhật với Hán tự

    Bước đầu chinh phục tiếng Nhật với Hán tự

    Hán tự là phương tiện giao tiếp bằng văn bản phổ biến nhất trong tiếng Nhật, với hơn 50.000 ký tự theo một số ước tính. Tuy nhiên, hầu hết người Nhật có thể sử dụng khoảng 3000 chữ Hán khác nhau trong tên của người Nhật và trong các văn bản thông dụng,… Hiện nay tên các nhà ga, cửa hàng, biển hiệu đều được viết bằng Kanji. Thế nên, việc học Kanji giúp cuộc sống sinh hoạt tại Nhật Bản trở nên dễ dàng hơn.

    Bộ thủ Kanji là gì? 

    Bộ thủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành chữ Kanji. Mỗi chữ Kanji được kết hợp từ nhiều bộ thủ khác nhau và đó cũng là điểm đặc sắc của Kanji bên cạnh hai bảng chữ Hiragana và Katakana. Một phần không thể thiếu khi học chữ Hán là 214 bộ thủ Kanji và nó cũng được coi là một phần cơ bản của Kanji, giúp ta dễ dàng ghi nhớ được các nét chữ và ý nghĩa của Hán tự. 

    Ghi nhớ sâu hơn qua việc liên tưởng cùng bộ thủ Kanji

    Ghi nhớ sâu hơn qua việc liên tưởng cùng bộ thủ Kanji 

    Lợi ích của việc học Kanji qua bộ thủ: 

    • Mỗi chữ Hán trong tiếng Nhật đều có khá nhiều nét, việc học qua bộ thủ sẽ chia chữ Hán thành các phần nhỏ giúp cho chúng ta có thể dễ dàng ghi nhớ các nét của mỗi chữ hơn. 
    • Mỗi bộ thủ sẽ có một ý nghĩa riêng, vậy nên khi học chữ Hán qua các bộ thủ ta có thể nhanh chóng liên tưởng và có thể đoán được nghĩa của từng chữ Hán khác nhau.

    Một số minh họa về bộ thủ Kanji:

    • 言 (Lời nói, nói) + 寺 (Chùa) = 詩 (Thơ, bài thơ)
    • 扌(Tay) + 寺 (Chùa) = 持 (Cầm)
    • 日 (Mặt trời) + 寺 (Ngôi đền) = 時 (Thời gian)
    • 人 (Người) + 寺 (Chùa) = 侍 Người phục vụ giới thượng lưu → Võ sĩ
    • 目 (Mắt) + 亡 (Chết) = 盲 (Mù)
    • 火 (Lửa) + 丁 (Đinh) = 灯 (Đèn)

    Tiếp cận tiếng Nhật với những Kanji quen thuộc

    Tiếp cận tiếng Nhật với những Kanji quen thuộc 

    Cách viết chữ Kanji

    Quy tắc của cách viết chữ Kanji như sau: 

    • Ngang trước sổ sau: 十 → 一 十
    • Phẩy trước rồi mác sau: 八→ 丿 八
    • Từ trên xuống dưới: 二 → 一 二
    • Đi từ trái sang phải: 你 → 亻 你
    • Bên ngoài trước rồi bên trong sau: 月 → 丿 月
    • Vào trước rồi đóng sau: 国 → 丨 冂 国
    • Ở giữa trước hai bên sau: 小 → 小

    Vị trí của các bộ thủ Kanji 

    • Bộ thủ nằm ở bên trái, ví dụ: Chữ 略 có bộ thủ là 田 và phiên âm của nó là 各.
    • Bộ thủ nằm ở bên phải, ví dụ: Chữ 艶 có bộ thủ là 色 và phiên âm của nó là 豊.
    • Bộ thủ nằm ở trên cùng, ví dụ: Chữ 歩 có bộ thủ là 止 và phiên âm của nó là 少.
    • Bộ thủ nằm ở phía dưới, ví dụ: Chữ 志 có bộ thủ là 心 và phiên âm của nó là 士. 
    • Bộ thủ nằm ở trên cùng và bên cạnh của ký tự, ví dụ: Chữ 房 có bộ thủ là 戸 và phiên âm của nó là 方.
    • Bộ thủ bao quanh ngữ âm, ví dụ: Chữ 国 có bộ thủ là 口 và phiên âm của nó là 玉.

    Phân biệt âm Onyomi và âm Kunyomi

    Khi đọc các chữ Hán trong tiếng Nhật, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng có hai cách đọc khác nhau của chữ Hán. Chúng được gọi là âm Onyomi và âm Kunyomi.

    Phân biệt ý nghĩa của Hán tự dễ dàng hơn với âm On và âm Kun

    Phân biệt ý nghĩa của Hán tự dễ dàng hơn với âm On và âm Kun 

    Âm Onyomi

    Âm On xuất hiện khi từ Kanji đó đi kèm với một hoặc nhiều từ Kanji khác và không có hậu tố Okurigana hay gọi là hậu tố Gana - là các kí tự đi kèm sau từ Kanji. Ví dụ như từ い,う,る,し,す,… thường các bạn sẽ thấy cách nó phát âm ra giống như là âm đọc. Chính vì phát âm giống như âm đọc nên nên âm Onyomi thường dùng để đọc các từ Hán Nhật – những từ vay mượn của Trung Quốc. Trong sách thì âm On được kí hiệu bằng chữ Katakana. 

    Âm Kunyomi

    Âm Kun thường xuất hiện ở các từ Kanji đứng một mình hoặc phía sau có hậu tố Gana. Vậy nên cách đọc đó là đọc theo nghĩa, Kunyomi là âm thuần tiếng Nhật. Chính vì vậy khi đọc âm Kun thì bạn sẽ nhìn vào chữ Kanji, lấy nghĩa và sau đó phát âm theo từ đã quy định trong tiếng Nhật. Trong sách âm Kun được kí hiệu bằng chữ Hiragana. Hầu hết danh từ hoặc tính từ Kunyomi có độ dài từ hai đến ba âm tiết, trong khi động từ Kunyomi thường dài từ một đến ba âm tiết.

    Dễ hiểu thì âm On là âm Hán - Nhật còn âm Kun là âm Nhật - Nhật.

    Chủ yếu là các từ Kanji đứng 1 mình. 

    Ví dụ: 雨:あめ (Mưa)

     Ví dụ: Chữ 水 (Nước)  

    • Âm on: スイ
    • Âm kun: みず

    Chữ 東 (phía Đông)

    • Âm on: トウ
    • Âm kun:  ひがし

    Đa số các từ kanji có 2 cách đọc theo âm On và âm Kun, tuy nhiên có những từ do người Nhật sáng tạo ra thì chỉ có âm Kun.

    Chúng ta vừa đi qua những thông tin cơ bản về chữ Hán trong tiếng Nhật. Hy vọng với những kiến thức mà Phuong Nam Education đã đề cập trên đây, sẽ giúp các bé có mong muốn học tiếng Nhật hiểu biết rõ hơn về Hán tự cũng như ngôn ngữ Nhật Bản để có những phương pháp học tập và cách học phù hợp nhất với mỗi người. 

     

    Tags: Chữ Hán trong tiếng Nhật, bộ thủ Kanji, học tiếng Nhật, âm Onyomi và âm Kunyomi, cách viết chữ Kanji, Nhật Bản, 214 bộ thủ Kanji, Katakana.

    Tư vấn miễn phí
    PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat