Mẹo hữu ích cho bài thi tiếng Nhật JLPT N5

Mục lục bài viết

    Đa số nhiều phụ huynh khi cho con tiếp xúc với tiếng Nhật cũng đều cho rằng nếu muốn làm tốt được bài thi JLPT N5 thì phần quan trọng nhất chính là kiến thức. Tuy nhiên, thực tế là nếu trẻ nắm được mẹo làm bài thi thì việc giải quyết đề thi JLPT N5 sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều đấy! Cùng Phuong Nam Education tìm hiểu mẹo làm bài thi tiếng Nhật JLPT N5 trong bài viết này nhé!

    Biết một vài mẹo có thể giúp trẻ làm tốt bài thi tiếng Nhật JLPT N5

    Biết một vài mẹo có thể giúp trẻ làm tốt bài thi tiếng Nhật JLPT N5

    Từ vựng - Kanji và Ngữ pháp tiếng Nhật N5

    Khi làm phần từ vựng và Kanji trong đề thi tiếng Nhật JLPT N5 thì các bé không được vội vàng. Nên làm cẩn thận nhưng vẫn phải đảm bảo đủ thời gian và nhìn kỹ nét chữ một chút vì chỉ cần nhìn nhầm một nét thôi là ngay lập tức có thể chọn sai đáp án. Phần trường âm cũng rất dễ nhầm lẫn. 

    Đối với phần ngữ pháp trong bài thi tiếng Nhật JLPT N5 thì trẻ cần hiểu được ngữ cảnh mà tác giả nói đến. Tuy nhiên có một số câu có thể trả lời nhanh vì có các mẫu luôn đi với nhau các bé cũng cần chú ý. Với bài sắp xếp từ trong câu thì có thể sắp xếp tùy ý sao cho hợp lý nhưng cần chú ý đến các từ bắt buộc phải đi cùng nhau theo đúng cấu trúc ngữ pháp đã học nhé.

    Đọc hiểu tiếng Nhật JLPT N5

    Đọc hiểu là phần thi cực kì quan trọng trong đề thi tiếng Nhật JLPT N5. Nếu để ý một chút thì sẽ thấy đây là phần quan trọng không thể thiếu khi chúng ta học bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới. Trong bài thi tiếng Nhật JLPT N5, phần thi này gắn với những đặc thù như chữ Hiragana, Katakana kết hợp với bảng chữ cái Kanji cùng các ngữ pháp phức tạp và kiến thức mang tính nền tảng. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên phần đọc hiểu trong bài thi tiếng Nhật JLPT N5 là một thách thức không nhỏ đối với những trẻ khi học tiếng Nhật.

    Đọc hiểu là phần thi rất quan trọng trong đề thi tiếng Nhật JLPT N5

    Đọc hiểu là phần thi rất quan trọng trong đề thi tiếng Nhật JLPT N5

    Sau đây là một số mẹo để làm tốt phần đọc hiểu ở bài thi JLPT N5 mà bạn có thể cân nhắc khi cho trẻ ôn thi.

    Nếu trẻ gặp phải những câu hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới. Đối với dạng câu hỏi này, trong đề thi JLPT N5 rất hiếm khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Do đó, để làm tốt những phần như thế này là trẻ nên đọc kỹ qua nội dung của đoạn văn sẽ có đáp án cho mình.

    Nếu trẻ gặp phải những câu hỏi xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược trong đề thi JLPT N5. Dấu hiệu nhận biết là những cụm từ mang nghĩa trái ngược như: “tuy nhiên”, “nhưng”... Dựa vào kiến thức này, hãy lưu ý đoạn văn ngay sau những từ này vì đó thường là đáp án. Khi nhận đề, trẻ nên xem qua những thông tin mấu chốt như là tiêu đề, từ được chú thích bên dưới đoạn văn trong đề... trước khi đọc câu hỏi. 

    Những phần mấu chốt này khá ngắn và chỉ tốn khoảng 1 hoặc 2 giây thôi. Tuy nhiên nó lại là chìa khóa giúp trẻ dễ dàng giải quyết bài thi tiếng Nhật JLPT N5 đấy! 

    Chỉ cần nắm được kiến thức mấu chốt khi đọc hiểu, khả năng lý giải vấn đề và trả lời câu hỏi của trẻ sẽ được cải thiện hơn

    Chỉ cần nắm được kiến thức mấu chốt khi đọc hiểu, khả năng lý giải vấn đề và trả lời câu hỏi của trẻ sẽ được cải thiện hơn

    Lưu ý những đoạn văn trong đề thi JLPT N5 chứa những cụm từ như: “chắc chắn là, chẳng phải là, nhất định là... hay sao”, “tôi nghĩ rằng…” thì thường là nội dung chính. Các bé nên lướt qua những đoạn văn này để có thể hiểu được phần nào nội dung chính của đoạn văn đó.

    Trường hợp nội dung mà tác giả muốn diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi JLPT N5 thì các bé đừng vội hoang mang nhé! Sau câu hỏi đó nhất định sẽ có phần giải thích nội dung. Chìa khóa giải quyết vấn đề là trẻ chỉ cần nắm bắt phần nội dung để hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ mà tác giả đưa ra trước đó.

    Một trong những nguyên tắc khác khi làm bài thi JLPT N5 đó là từ được lặp lại nhiều lần chính là từ khóa. Đây chính là kinh nghiệm được đúc kết từ rất nhiều người đã từng trải qua kỳ thi tiếng Nhật JLPT. Chính vì thế, những đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích các ý chính hoặc nêu lên quan điểm của tác giả. Vì vậy, các bé tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn như thế này nhé! 

    Trong đề thi JLPT N5 có thể xuất hiện những câu hỏi dạng điền liên từ. Để giải quyết được thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau những từ khóa chính. Vì vậy, khi làm bài đọc hiểu tiếng Nhật JLPT N5 dạng điền liên từ như thế này thì việc nắm bắt chính xác nội dung của đoạn văn một cách logic là điều vô cùng cần thiết.

    Nắm rõ nội dung của đoạn văn và ý đồ của tác giả là điều vô cùng cần thiết nếu trẻ muốn làm tốt bài thi JLPT N5

    Nắm rõ nội dung của đoạn văn và ý đồ của tác giả là điều vô cùng cần thiết nếu trẻ muốn làm tốt bài thi JLPT N5

    Nghe hiểu tiếng Nhật JLPT N5

    Phần nghe hiểu trong bài thi tiếng Nhật JLPT N5 thường có 4 phần:

    Phần 1: Các câu hỏi thông thường sẽ hỏi xem nhân vật được nói tới sẽ làm gì ngay sau đây. Do đó các bé cần chú ý đến hành động của nhân vật.

    Hãy chú ý nghe và ghi nhớ từ khóa quan trọng như người được hỏi là nam (男の人) hay là nữ (女の人) để tập trung chú ý vào cách phản hồi của họ.

    Đoạn hội thoại thường có khuynh hướng đề cập đến tất cả đáp án được ghi trong đề thi, do đó đừng chỉ tập trung dò theo đáp án mà hãy chú ý nghe mạch câu chuyện.

    Mạch câu chuyện khi nói thường tập trung sau những mẫu ngữ pháp hoặc từ vựng chỉ ý quyết định khi trò chuyện như じゃ hayでは. Hiểu được cách nói chuyện của người Nhật cũng là một điểm cộng khi thi nghe, người Nhật thường sẽ không đề cập thẳng vấn đề mà sẽ đưa ý kiến của mình vào sau cùng. Do đó các mẫu ngữ pháp chỉ ý đối nghịch như が, でも hay しかし sẽ chứa các ý kiến quan trọng của người nói.

    Mạch câu chuyện cũng sẽ thay đổi khi người nói có thái độ ậm ừ, đổi giọng. Do đó, nếu thấy cách nói chuyện của nhân vật thay đổi, thì ý kiến của người nói cũng có sự thay đổi theo, nên tập trung chú ý nội dung nhân vật nói đến.

    Khi gặp những dạng câu hỏi như “Sau đây, nhân vật nam sẽ làm gì?” hay “Đầu tiên sẽ làm gì?”…, vì vậy các bé cần chú ý những từ khóa như まず、つぎに、これから、それから hoặc các ngữ phápてから、まえに、たら để nắm chính xác thứ tự hành động của người nói và chọn đáp án chính xác nhất nhé.

    Để làm tốt tốt bài thi nghe hiểu trẻ cần học chú ý đến những từ khóa liên quan đến mạch câu chuyện

    Để làm tốt tốt bài thi nghe hiểu trẻ cần học chú ý đến những từ khóa liên quan đến mạch câu chuyện

    Phần 2: Phần này tương đối giống với phần 1, trẻ cần phải theo dõi mạch câu chuyện và tập trung chú ý nội dung người nói muốn nói khi thay đổi mạch câu chuyện. Tuy nhiên phần này sẽ thường hỏi dưới dạng lấy thông tin trọng điểm. Những thông tin trọng điểm này có thể là miêu tả hình ảnh hoặc thời gian báo cáo, địa điểm, tại sao…

    Đối với phần thi này, trẻ cũng cần phải nghe kỹ từ khóa được đề cập trong câu hỏi để biết chính xác chúng ta cần chú ý gì khi nghe hội thoại như người này là ai, thời gian, địa điểm hay lý do,…

    Phần 3: Nhìn hình vẽ, nghe tình huống và chọn lời nói mà người mà dấu mũi tên hướng đến trong hình sẽ nói. 

    Đối với dạng này, các bé sẽ không có đáp án trên đề, chỉ có thể nhìn hình ảnh minh họa, trên hình sẽ có dấu mũi tên chỉ vào một người. Đề thi sẽ đưa ra tình huống và hỏi người này sẽ nói gì và lần lượt đọc các đáp án tương ứng. Các bé phải nghe và chọn đáp án chính xác nhất trong tình huống này.

    Các bé cần học những mẫu câu cố định trong giao tiếp hằng ngày để có thể dễ dàng làm tốt phần thi này

    Các bé cần học những mẫu câu cố định trong giao tiếp hằng ngày để có thể dễ dàng làm tốt phần thi này

    Phần 3 thường sẽ đưa các tình huống đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: khi đi thăm bệnh, người này sẽ nói gì? Và お大事に sẽ là đáp án chính xác nhất. Chỉ cần nghe thấy câu này trong các đáp án là có thể chọn ngay. Để chuẩn bị tốt cho phần thi này, các bé phải hiểu rõ các mẫu câu dùng để giao tiếp và nói trong cuộc sống hàng ngày. 

    Phần 4: Nghe và chọn câu trả lời tương ứng với câu hỏi. Với dạng câu hỏi này yêu cầu trẻ phải phản xạ nhanh nhưng vẫn cần chú ý âm điệu của câu cũng như kính ngữ mà tác giả nói đến.

    Phần này sẽ không có hình hay chữ trên đề, trẻ sẽ nghe lần lượt số của câu hỏi, câu nói ngắn và 3 đáp án tương ứng. Các bé sẽ chọn câu trả lời với câu nói ngắn đó để hoàn thành bài thi.

    Dạng thi này sẽ giống như phản xạ nhanh khi giao tiếp. Do đó các bé phải nghe nhanh và trả lời nhanh. Do không có bất kỳ hình ảnh hay chữ nào trên đáp án, các bé phải thật tập trung cao độ để kịp phản ứng với từng câu hỏi.

    Để làm tốt phần thi này, trẻ cần phải thuộc nằm lòng các câu đối thoại giao tiếp mà mình đã học trong cấp độ N5 để trả lời chính xác nhất. 

    Vậy là Phuong Nam Education vừa chia sẻ những mẹo hữu ích để các bé có thể làm tốt bài thi tiếng Nhật JLPT N5. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho trẻ trong quá trình chinh phục JLPT N5. Đừng quên theo dõi Phuong Nam Education để biết thêm nhiều mẹo hữu ích khác nhé!

     

    Tags: bài thi tiếng Nhật JLPT N5, đề thi JLPT N5, bài thi JLPT N5, đọc hiểu tiếng Nhật JLPT N5, đề thi tiếng Nhật JLPT N5, nghe hiểu tiếng Nhật JLPT, mẹo thi tiếng nhật cho trẻ, tiếng Nhật N5.

     
    Tư vấn miễn phí
    PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat