Mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT N3

Mục lục bài viết

    Đọc hiểu là một trong những phần thi khó trong bài thi JLPT N3, không những đòi hỏi về kiến thức mà còn đòi hỏi về sự chính xác và tốc độ. Nếu bạn vẫn đang loay hoay không biết làm thế nào để đạt điểm cao đọc hiểu, hãy cùng tìm hiểu một số mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT N3 nhé. 

    Để hoàn thành tốt bài thi Đọc Hiểu JLPT N3, bạn cần phải nắm rõ cấu trúc đề thi cũng như những chiến lược làm bài thi tương ứng với từng phần. Từ cấp độ JLPT N3, mặc dù thi chung với môn Ngữ Pháp, nhưng Đọc hiểu lại được tính theo một thang điểm riêng. Các bạn phải đạt được tối thiểu 19 điểm trong phần thi này để không bị đánh điểm liệt. Vì vậy, phần thi đọc hiểu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kỳ thi JLPT. 

    Bảng phân bố số điểm tối thiểu cần đạt trong kỳ thi JLPTBảng phân bố số điểm tối thiểu cần đạt trong kỳ thi JLPT

    Bảng phân bố số điểm tối thiểu cần đạt trong kỳ thi JLPT

    Tại sao người học gặp khó khăn với phần thi đọc hiểu N3

    Có thể nói rằng đọc hiểu là phần thi khó nhất ở mọi trình độ chứ không riêng gì trình độ N3. Bạn có thể nhớ nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp nhưng khi bắt đầu đọc một bài đọc hiểu dài với nhiều cách sử dụng ngữ pháp phức tạp, vô số từ vựng mới, cùng với đó là sức ép về mặt thời gian và áp lực điểm số sẽ khiến bạn cảm thấy nản lòng dẫn đến việc làm bài không thực sự hiệu quả dẫn tới kết quả bài thi đọc hiểu không được khả quan. 

    Đề thi mẫu trong bài thi đọc hiểu JLPT N3

    Đề thi mẫu trong bài thi đọc hiểu JLPT N3

    Mặc dù phần thi đọc hiểu là phần tổng hợp kiến thức đã học, nhưng đây cũng là phần thi có nhiều dạng từ mới và có nhiều thông tin bên ngoài chương trình học nên đây sẽ là phần thi đánh đố, thử thách thí sinh khiến cho người làm dễ phạm sai lầm hoặc nản lòng, không thể làm trọn bài thi của mình. 

    Vậy làm thế nào để có thể tự tin hoàn thành bài thi đọc hiểu, hãy cùng tìm hiểu một số mẹo giúp bạn làm tốt phần thi đọc hiểu trong bài thi JLPT N3 nhé. 

    Mẹo để đạt điểm cao phần thi đọc hiểu trong bài thi JLPT N3

    Mẹo 1: Từ được lặp lại nhiều lần chính là từ khóa, hãy xem kỹ nội dung câu văn chứa từ khóa

    Trong bài tập đọc hiểu tiếng nhật có một quy tắc mà mọi người cần ghi nhớ đó là “từ” được lập lại nhiều lần chính là “từ khoá”. Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa (tức là giải thích suy nghĩ của tác giả), hoặc là quan điểm của tác giả. Vì vậy, hãy đặc biệt chú ý đến những câu văn này bởi đó có thể là đáp án đúng. 

    Mẹo 2: Nếu xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?” thì cần xem kỹ nội dung

    Khi làm đề thi đọc hiểu tiếng nhật cần hết sức chú ý với mẫu ngữ pháp「 ではないだろうか。」có nghĩa là “Chẳng phải là hay sao”.

    VD:「 Bではないだろうか。」“Chẳng phải là B hay sao?” là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là B đấy”. 

    Hoặc là:

    さっきすれ違った女の人は、中学校のときの先生ではないだろうか。

    →さっきすれ違った女の人は中学校の先生だと思います。

    Người phụ nữ đi lướt qua lúc nãy phải chăng là cô giáo hồi cấp hai hay sao?

    →  Tôi nghĩ người phụ nữ đi lướt qua lúc nãy là cô giáo hồi cấp hai.

    Chính cách nói trên đã chứa đựng quan điểm, suy nghĩ của tác giả. Tất nhiên, câu hỏi trong đề thi cũng sẽ liên quan đến nội dung đó. Vì vậy, hãy thật tỉnh táo với những bẫy thế này trong bài đọc hiểu tiếng Nhật nhé.

    Mẹo 3: Với dạng câu hỏi có phần gạch dưới, hãy chú ý đến câu trước và sau phần gạch dưới

    Đối với dạng câu hỏi liên quan đến phần gạch dưới, hơn 90% là đáp án sẽ nằm ở ngay trước hoặc sau của phần gạch dưới. Rất hiếm khi đáp án nằm xa phần gạch dưới. Vì vậy, bạn hãy đọc thật kỹ phần nội dung câu trước và sau phần gạch dưới để đưa ra đáp án chính xác nhất nhé. 

    Gạch chân dưới các từ khóa quan trọng để làm bài đọc hiểu dễ dàng hơn

    Gạch chân dưới các từ khóa quan trọng để làm bài đọc hiểu dễ dàng hơn

    Mẹo 4: Trong đoạn văn nếu xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như しかし, ただし,なお,...thì câu văn ngay sau từ này thường có nội dung rất quan trọng

    Thông thường phía sau các từ như しかし, ただし,なお,... là phần đổi ý của tác giả. Đoạn văn sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng. Chính vì vậy các bạn cần đọc kỹ phần phía sau chữ “tuy nhiên” bởi đây có thể là đáp án đúng cho câu hỏi. 

    Mẹo 5: Xem qua những thông tin chính như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn… trước khi đọc bài

    Để có thể làm bài đọc hiểu một cách hiệu quả và chính xác thì điều đầu tiên bạn nên đọc những thông tin chính có trong đề chẳng hạn như tiêu đề, phần từ vựng được chú thích. Việc bạn xác định đúng chủ đề của đoạn đọc hiểu sẽ giúp bạn xác định đúng hướng đi khi lựa chọn đáp án. Sau khi đã hiểu được tiêu đề, hãy đọc lướt qua nội dung đề bài, bạn nên nhớ chỉ đọc lướt qua khoảng 10-15s để nắm được những keywords chính thôi nhé. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để đọc hết toàn bộ nội dung thì có thể bạn sẽ không đủ thời gian làm bài. Vì vậy hãy căn chỉnh thời gian thật chính xác nhé. 

    Các bước để làm một bài đọc hiểu JLPT N3

    Bước 1: Đọc lướt qua toàn bộ nội dung bài đọc

    Việc đọc lướt qua toàn bộ nội dung sẽ giúp bạn nắm được các từ khóa chính có trong bài, thường sẽ là từ được xuất hiện nhiều nhất. Việc nắm được từ khoá sẽ giúp bạn nắm được một phần nội dung của bài và sẽ dễ dàng xác định được bối cảnh có trong bài. 

    Thông thường, trong văn phong của người Nhật sẽ có hai cách trình bày. Thứ nhất đó là diễn giải, tức là câu đầu tiên sẽ là câu chủ đề, các câu sau sẽ là phần giải thích, chứng minh cho câu chủ đề đó. Và cách thứ hai đó là quy nạp, tức là câu chủ đề sẽ nằm ở cuối đoạn. Vì vậy, khi đọc lướt các bạn nên đặc biệt chú ý vào các câu đầu đoạn hoặc cuối đoạn để nắm được ý chính của bài.

    Bước 2: Đọc thật kỹ câu hỏi 

    Sau bước đọc lướt qua nội dung, bạn hãy đọc thật kỹ nội dung câu hỏi để xem người ta muốn hỏi gì. Nhiều bạn, vì không đọc kỹ câu hỏi cho nên đã xác định sai chủ ngữ, vị ngữ và ý đồ của tác giả, dẫn tới việc chọn đáp án sai ngay từ khi mới bắt đầu. Vì vậy, hãy đọc thật kỹ nội dung câu hỏi nhé. Lưu ý rằng bạn chỉ nên đọc câu hỏi, không nên đọc câu trả lời để tránh bị loạn và xao nhãng các ý đúng với các ý "lừa" nhé. 

    Bạn cũng nên gạch chân dưới những từ khóa chính trong phần đáp án

    Bạn cũng nên gạch chân dưới những từ khóa chính trong phần đáp án

    Bước 3: Quay lại đọc nội dung chính của bài đọc 

    Sau khi đã hoàn thành hai bước trên, bạn hãy quay lại đọc kỹ toàn bộ nội dung chính của bài để đưa ra đáp án chính xác nhất nhé. Hãy vừa đọc, vừa dịch bài ở trong đầu, vừa gạch chân vào những ý trọng tâm có liên quan đến câu hỏi để loại trừ và đưa ra câu trả lời đúng. Hãy chú ý các câu liên từ, các từ nối như しかし, ただし,なお... bởi vì đằng sau chúng chính là phần đổi ý của tác giả và có thể đây cũng chính là đáp án. 

    Bước 4: Hãy trả lời lần lượt các câu hỏi và đọc kỹ câu trả lời của từng câu hỏi

    Sau khi làm 3 bước trên thì đến bước 4 này các bạn đã nắm chắc được nội dung bài đọc. Vì vậy, hãy đọc thật kỹ nội dung câu trả lời, gạch chân những ý khác biệt giữa 4 đáp án. Để chắc chắn hơn, bạn có thể nhìn lại những từ đã gạch chân trong bài và đối chiếu với các đáp án để đưa ra đáp án chính xác nhất. Nếu bạn áp dụng đúng 4 bước trên kết hợp với những mẹo đã được chia sẻ thì chắc chắn rằng bạn sẽ không còn phân vân với các đáp án nữa, các bạn sẽ rất khó "bị lừa". 

    Trên đây là một số mẹo giúp bạn có thể làm tốt bài thi JLPT N3, hy vọng rằng những mẹo trên sẽ có thể giúp bạn tự tin hơn trong việc làm bài thi và đạt được điểm số cao nhất. 

     

    Tags: Mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT N3, phần thi đọc hiểu trong bài thi JLPT N3, bài thi JLPT N3, mẹo để đạt điểm cao phần thi đọc hiểu, các bước để làm một bài đọc hiểu JLPT N3, kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT, bài test tiếng Nhật, chứng chỉ tiếng Nhật

     
    Tư vấn miễn phí
    PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat